Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Memory
Translator
Latest topics
» bo anh tho than cuc sinh
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby congdongc3.tk Fri Apr 19, 2013 7:55 pm

» Thế này là Chuẫn không cần Chỉnh
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby congdongc3.tk Fri Apr 19, 2013 7:52 pm

» Bế giảng cuối cùng Lê Phú Thi's Photos
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby kem186 Fri Jul 23, 2010 5:05 pm

» Lễ tri ân & trưởng thành TN 25 2007-2010 THPT PCT
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby Mr.[M]in Tue Jul 20, 2010 9:52 pm

» Một số hình cặp đôi cặp ba lung tung mỗi n` đc 2 hình :))
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby Mr.[M]in Tue Jul 20, 2010 9:50 pm

» ch^m bon chen na' hoho
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby pe' Do? Tue May 11, 2010 1:50 pm

» Yêu Và Thích, khác nhau thế nào ???
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby kem186 Thu Apr 22, 2010 8:36 pm

» 8/3 Khó quên
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby kem186 Mon Mar 22, 2010 12:26 pm

» ♥♥♥Phởn Family♥♥♥ [Page 1 update complete pro5]
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby Xô ngoan nhưg đéo hi Tue Mar 16, 2010 10:38 am

» Ảnh tất niên lớp 12
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby kem186 Thu Feb 18, 2010 11:36 pm

» ảnh đi trại nè (LỚP 11 ) HOT!!!!!HOT
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby kem186 Wed Feb 17, 2010 4:27 pm

» Ảnh học quân sự (facebook LPT)
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeby guitar Thu Feb 11, 2010 10:50 pm

Navigation

 

 bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
kem186
Admin
Admin
kem186


Nam
Tổng số bài gửi : 577
Xuân xanh : 31
Đến từ : đường chân trời
Sở thích : girl and IT
Châm ngôn sống : Looking Back, Moving Ahead
Registration date : 26/02/2008
Thanked : 9

bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu   bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeSun Mar 23, 2008 7:16 am

Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 17651820) [1]
là một nhà
thơ
kiệt xuất của Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) đã đưa
ông lên hàng Danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du tên tựTố Như (素如), tên
hiệu
Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ.

Mục lục



[giấu]




//
[sửa] Cuộc
đời




Ông quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,
tỉnh
Tĩnh
, nhưng sinh và trải qua thời thơ ấu ở Thăng
Long
. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn
Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người
con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái
Bảo trong triều.

Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền. Do là con thứ bảy nên Nguyễn Du còn được gọi
là cậu Chiêu Bảy.

Năm 1775, lúc 10 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha.

Năm 1778, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là
Nguyễn Khản. Được vài năm, Nguyễn Du
trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành.

Năm 1783, Nguyễn Du thi
hương
tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông
không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyễn, kế chân người cha nuôi
của ông vừa mới từ trần.

Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh.
Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn.

Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái
Bình
- quê vợ.

Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia
Định
cộng tác với Chúa
Nguyễn
, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng.


Có thể Nguyễn Du đã thai nghén Truyện Kiều vào thời gian này; năm đó Nguyễn Du đúng 30
tuổi ("Trải qua một cuộc bể dâu" - một bể dâu bằng khoảng 30 năm [2]).



Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Lộc
("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang
455 viết: "Đoạn trường tân thanh(đoạn trường: đứt ruột;
tân thanh: tiếng mới). là một truyện thơ Nôm viết bằng thể
lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung
Quốc
. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc
(1814-20). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian
làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-09). Thuyết sau này được nhiều người chấp
nhận"
[3].


Chi tiết xem thêm bài Truyện Kiều

Từ 1797 đến năm 1804: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền.

Khi Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra làm quan;
ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh.

Năm Gia Long nguyên niên (1802),ông làm tri huyện huyện Phù Dực (nay thuộc Tỉnh Thái
Bình
), rồi được ít lâu thăng tri phủ Thường Tín (Hà Đông).

Năm thứ tám (1809),ông làm cai bạ tỉnh Quảng Bình.

Năm 1805, ông bắt đầu vào Huế làm quan với nhà
Nguyễn và được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử
làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri.

Theo Đại Nam Liệt Truyện:
"Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung
kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng
gì..."

Năm 1820, Minh
Mạng
lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột
ngột qua đời.

Đại Nam
Liệt Truyện
viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo
người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi
mất; không trối lại điều gì."


ại thi hào Nguyễn Du sinh ngày 23-11 năm ất Dậu (3-1-1766), mất
1820, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên (có tài liệu nói Trai Hiên) quê nội ở Tiên
Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Quê ngoại ở vùng Kinh Bắc văn vật, chỉ cách trung tâm
Hà Nội khoảng 13 cây số đường chim bay. Đó là làng Kim Thiều, xã Hương Mặc,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Đây cũng là nơi Nguyễn Du sống những năm
tháng thơ ấu. Vùng đất văn vật này có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc đời thơ văn
của Nguyễn Du.


Đến với làng Kim Thiều,
chúng tôi như được trở về với một không khí của ký ức Nguyễn Du vốn vẫn là cái
nhịp điệu lách cách gần chục thế kỷ của một làng nghề sản xuất đồ gỗ chạm khắc.
Chúng tôi đến được nhà thờ họ Trần để dự buổi giỗ Tổ. Trong tộc phả, có ông
Trần Phi Nhỡn từng là thượng thư bộ Hộ, với tước hiệu Đông các Điện học sĩ,
Nhập thị Kinh Điện (vào cung dạy vua). Đó là tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn
Du.


Gặp các gương mặt trai
đinh họ Trần và các cụ cao tuổi, các thợ chạm gỗ lành nghề, các vị lãnh đạo xã,
những người đang làm việc trong nhiều cơ quan, cơ sở sản xuất, là dân địa
phương này, đều thể hiện chung vẻ tôn ti của một trật tự dòng họ. Lễ dâng hương
được tiến hành, sau đó là những câu chuyện của các lớp hậu duệ họ Trần tự hào
với tổ tiên và đại thi hào Nguyễn Du. Đứng trước hiên nhà thờ, các cụ cao tuổi
chỉ ra cánh đồng và nói một điều đáng suy nghĩ: "Không biết đương thời cụ
Nguyễn Du nhà chúng tôi đã được nhân dân cảm mến tài năng chưa, nhưng trước
minh đường nhà thờ họ Trần còn lưu lại một cánh đồng thẳng cánh cò bay có tên
là "Cánh đồng Hiên", chúng tôi luôn chạnh lòng nhớ đến Thanh Hiên.
Biết đâu cái thái ấp của người cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm đã có ý đó để lại
cho con là Nguyễn Du một ý thức tự lập cho tên hiệu Thanh Hiên ví với "mầu
xanh trước hiên nhà quê ngoại" của mình như một ký ức ở quê hương thứ hai
này".


Làng Kim Thiều, quê mẹ
Nguyễn Du có tên chữ là Hoa Thiều, tên Nôm là làng Mấc, thuộc xã Ông Mặc, trấn
Kinh Bắc xưa. Quê ngoại đã cho Nguyễn Du cùng các anh em của ông cái danh giá
thứ hai (sau danh giá gia đình đại quý tộc), đó là niềm tự hào của một vùng quê
làng nghề chạm khắc gỗ vừa có lắm nghệ nhân, vừa có nhiều danh sĩ khoa bảng nối
đời phụng sự quốc gia; toàn xã có 22 tiến sĩ kể từ thời nhà Trần đến thời nhà
Nguyễn (Danh công truyện ký). Thời nay, số giáo sư, tiến sĩ trong các lĩnh vực
cũng gần gấp đôi con số đó. Tại xã có 11 di tích được Nhà nước và tỉnh xếp hạng
thì chín di tích thuộc về các dòng họ như Đàm (Đàm Thận Huy), Nguyễn (Nguyễn
Giản Thanh), Đỗ (Đỗ Đại Uyên), Nguyễn Hữu (Mai Động, Trần (Trần Ngạn Húc)...
trong đó dòng họ Trần đã có duyên gá kết phu thê cho người con gái là Trần Thị
Tần (có sách nói Trần Thị Thấn), của họ mình với quan tể tướng Nguyễn Nghiễm
(triều Lê). Ngay tại làng Kim Thiều, truyền tích vẫn nói tể tướng Nguyễn Nghiễm
lấy bà Trần Thị Tần là trắc thất (vợ ba), bà Tần thuộc hệ thứ 11 theo bản phả
họ Trần ở Hoa Thiều và bản phả của họ Nguyễn ở Tiên Điền thì tể tướng Nguyễn
Nghiễm có vợ cả, vợ hai là hai chị em ruột gái họ Đặng: Đặng Thị Dương và Đặng
Thị Thuyết. Nguyễn Nghiễm có 8 vợ và 21 người con.


Nhiều bộ phả của các dòng
họ làng Hoa Thiều và toàn xã Ông Mặc có nói về gái vùng này thường được kén vào
cung làm phi, thiếp. Quan tể tướng Nguyễn Nghiễm kết duyên với Trần Thị Tần và
từ đây anh chị em của Nguyễn Du ra đời với thứ tự Nguyễn Trụ, Nguyễn Nễ, Nguyễn
Thị Diên, Nguyễn Du và Nguyễn ức. Chuyện cũ còn chép: Gia đình Nguyễn Du sống ở
phường Bích Câu, Thăng Long và thường về quê ngoại. Nguyễn Du sinh ra tại làng
Kim Thiều, 6 tuổi mới về Thăng Long.


Thân phụ tạ thế lúc Nguyễn
Du mới 10 tuổi, hai năm sau vì sầu thương, mẹ của Nguyễn Du cũng qua đời. Anh
em Nguyễn Du rơi vào cảnh mồ côi, bần hàn. Có ý kiến nói Nguyễn Du ở quê ngoại,
đã phải đi đục gỗ, ghép tranh...


Nguyễn Du đỗ tam trường
lúc 19 tuổi, được bổ làm chánh thư hiệu ở Thái Nguyên, năm 1784. Một năm sau
thì về quê vợ ở Thái Bình. Quá 30 tuổi Nguyễn Du mới ra làm tri huyện ở tỉnh
Thái Bình, rồi thăng tri phủ Thường Tín (tỉnh Hà Đông), sau được giữ chức Đông
tri viện học sĩ, được bổ Cai bạ Quảng Bình (1802- 1812), năm 1813 được phong
Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Cuộc đi sứ này đã
giúp ông thu thập nhiều tài liệu để sáng tác, trong đó có Bắc hành tạp lục, Nam
Trung tạp ngâm... Ông có nhiều công trình nghiên cứu và sáng tác, nhưng
"Truyện Kiều" sáng giá hơn cả. Năm 1820, khi ông chuẩn bị đi sứ Trung
Quốc thì mắc bệnh đại dịch, mất đột ngột ở tuổi 55.
kỷ lục thế giới của truyện kiều



Về Đầu Trang Go down
https://tn25.forumvi.com
kem186
Admin
Admin
kem186


Nam
Tổng số bài gửi : 577
Xuân xanh : 31
Đến từ : đường chân trời
Sở thích : girl and IT
Châm ngôn sống : Looking Back, Moving Ahead
Registration date : 26/02/2008
Thanked : 9

bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu   bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeSun Mar 23, 2008 7:17 am

vì bài hơi dài nên phải post thành hai bài: 1
Truyện Kiều: 5 kỷ lục thế giới và 7 kỷ lục Việt Nam - Kỳ cuối: Những kỷ lục khó vượt qua
22:12:03, 18/05/2005







bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu 9a



Hơn 200 năm trước, khi cụ Tố Như hoàn thành Truyện Kiều
với 3.254 câu thơ chắc chắn cụ đã rất tâm đắc với tác phẩm này. Thế
nhưng, có lẽ cụ không bao giờ nghĩ rằng đám hậu bối lại bày ra "đủ thứ
chuyện" chung quanh tác phẩm của cụ. Nào là tập Kiều, bói Kiều, lẩy
Kiều, bình Kiều, vịnh Kiều, đố Kiều, viết tiếp Truyện Kiều, Truyện Kiều đọc ngược, giai thoại Truyện Kiều... và cả Những kỷ lục của Truyện Kiều do Phạm Đan Quế nêu ra.

Nếu trong phần kỷ lục thế giới 1 (xem số báo trước) Phạm Đan Quế đã chứng minh một cách rõ nét sức thu hút mạnh mẽ của Truyện Kiều
đối với các văn nhân thi sĩ qua bao thế kỷ bằng hiện tượng tập Kiều,
thì những kỷ lục được giới thiệu trong phần cuối này sẽ một lần nữa cho
thấy những giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm Truyện Kiều đối với nền văn học và văn hóa Việt Nam.
Kỷ lục thế giới
Kỷ lục thế giới 2: Tác phẩm có nhiều bản dịch (10 bản) ra cùng một ngoại ngữ (tiếng Pháp) với nhiều thể loại khác nhau.
Trên thế giới, hiếm có trường hợp một tác phẩm được nhiều người dịch
ra cùng một thứ tiếng như Truyện Kiều với 10 bản dịch tiếng Pháp khác
nhau, gồm các thể loại văn xuôi, thơ - thơ tự do hoặc thơ 12 chữ (En
alexandrins): 1) Bản Abel des Michels (2 tập-Paris 1884-1885, Ernest
Leroux). 2) Bản Thu Giang (Paris 1915, Challamel): Bản này hiện Phạm
Đan Quế chưa tìm được, chỉ căn cứ theo phần "Danh mục" trong cuốn Tập
Văn họa kỷ niệm Nguyễn Du (Hội Quảng Trị - Huế, 1942) do Đào Duy Anh
chủ trương. 3) Bản René Crayssac (Kim Vân Kiều - bài thơ An Nam nổi
tiếng của Nguyễn Du do René Crayssac dịch sang thơ Pháp - NXB Lê Văn
Tân 1926) dịch hơn 100 trang thơ Kiều thành 384 trang thơ tiếng Pháp 12
chữ. 4) Bản L.Masse ("Kim, Ven, Kièou" do L.Masse dịch từ tiếng An Nam,
NXB Bossard, 140 Paris, 1926). Đây chỉ là bản lược dịch thành văn xuôi
(không theo sát nguyên văn) với 140 trang sách. 5) Bản M.R: Kim Vân
Kiều, bản dịch sang tiếng Pháp mới, 2 NXB Hà Nội - NXB Alexandre de
Rhodes 1944: Không rõ lần xuất bản thứ nhất vào năm nào, bìa sách in
lần hai không ghi tên người dịch mà chỉ ghi cuối phần lời nói đầu: M.R.
Trong "Danh mục" sách của Tập Văn họa kỷ niệm Nguyễn Du (1942) không đề
cập đến bản dịch này. 6) Bản Nguyễn Văn Vĩnh: Kim Vân Kiều - do Nguyễn
Văn Vĩnh dịch sang tiếng Pháp, NXB Alexandre de Rhodes ấn hành các năm
1942 (tập I), 1943 (tập II): Đây là bản dịch được đầu tư công sức và
thời gian nhiều nhất (gần 30 năm, từ 1908 đến 1936 - với 3 lần dịch).
Bảy năm sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất, bản dịch cuối cùng của ông mới
được xuất bản, được đánh giá là bản dịch văn xuôi tỉ mỉ và tinh tế
nhất. Bởi giá trị như thế nên bản dịch này còn được tái bản 4 lần nữa
(Vĩnh Bảo 1951, Khai Trí 1970, NXB Văn học 1994 và NXB Văn nghệ TP.HCM
2002). 7) Bản Nguyễn Khắc Viện: Nguyễn Du - Kiều, NXB Văn học 1970, NXB
Ngoại văn Hà Nội tái bản 1974... Từ năm 1979 sách được in lại nhiều lần
bằng song ngữ Việt-Pháp (thể thơ tự do). 8) Bản Xuân Phúc - Xuân Việt:
Kim Vân Kiêu, Xuân Phúc và Xuân Việt dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp
gồm 192 trang do Gallimart xuất bản trong tủ sách Connaissances de
l'Orient, Paris 1961. Đây là bản dịch theo thể văn xuôi. 9) Bản Lê Cao
Phan: Truyện Kiều - Histoire de Kiều, dịch từ tiếng Việt sang thể thơ
12 chữ với phần chú và bình của Lê Cao Phan. NXB Khoa học xã hội Hà Nội
1994. Ưu điểm lớn của bản dịch này là dịch giả đã bỏ ra nhiều công sức
để dịch mỗi câu thơ tiếng Việt ra một câu thơ tiếng Pháp (đồng thời ông
còn thực hiện một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh). 10) Bản Lưu
Hòa: (thơ tự do) - NXB Hà Nội 1999. Bản này dùng văn bản Truyện Kiều và
chú thích của bản Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (NXB Tân Việt).
Kỷ lục thế giới 3: Tác phẩm có 7 cuốn "hậu"
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu 9b

đây là "hậu Truyện Kiều". Xin lược sơ: Đào Hoa Mộng Ký (1) của tác giả
Mộng Liên Đình, với khoảng 3.000 câu thơ lục bát và Đào Hoa Mộng Ký
diễn ca (2) chưa rõ bản gốc, ông Phạm văn Phương dịch ra quốc ngữ (Nhà
Mạc Đình Tư xuất bản năm 1917) gồm 1.910 câu thơ lục bát. Đây là 2 cuốn
hậu Truyện Kiều được viết vào thế kỷ thứ 19, tuy cùng một câu chuyện về
giấc mộng hoa đào nhưng nội dung lại khác. 3) Kiều Tân thời (Hài văn)
gồm 304 câu lục bát của Bạch Diện (Nhà in Trung Bắc, Hà Nội 1935) mang
tính châm biếm hài hước, đả phá các thói xấu của xã hội ở thập kỷ ba
mươi của thế kỷ trước. 4) Kiều-Bình dân học vụ (2.050 câu lục bát, tác
giả Nguyễn Văn Trinh, Sở Giáo dục Hà Nội 1985) nhằm phục vụ cho phong
trào xóa nạn mù chữ. 5) Đoạn Trường Vô Thanh gồm 3.296 câu lục bát
(Truyện Kiều dài 3.254 câu) của Phạm Thiên Thư là cuốn hậu Truyện Kiều
đúng nghĩa và thành công hơn cả, tác phẩm này đã được trao giải nhất
văn chương tại miền Nam năm 1973. 6) Đoạn Trường Nhất Thanh với 1.028
câu lục bát của Trần Thanh Vân (NXB Kiên Giang): Từ Hải xây dựng triều
đình riêng, Kiều là hoàng hậu. Kim Trọng thi đỗ Trạng võ, được triều
đình nhà Minh cử đi đánh dẹp Từ Hải... 7) Truyện Kiều đọc ngược gồm
toàn bộ 3.254 câu Kiều xếp dần ngược lại do Phạm Đan Quế thực hiện (NXB
Thanh Niên 2002).
Kỷ lục thế giới thứ 4: Cuốn sách duy nhất
trên thế giới có thể đọc ngược từ cuối đến đầu để câu chuyện về nàng
Kiều diễn ra theo chiều thời gian ngược lại, như đang xem một cuốn phim
tua ngược chiều (đúng với nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du).
Kỷ lục thế giới 5: Tác phẩm tạo ra quanh
nó một loạt những nhiều loại hình văn hóa nhất: bình Kiều, vịnh Kiều,
bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú-văn tế
Kiều, án Kim Vân Kiều, những cuốn hậu Truyện Kiều, giai thoại về Truyện
Kiều… Kiều trên điện ảnh, sân khấu, trong âm nhạc, hội họa…
Về Đầu Trang Go down
https://tn25.forumvi.com
kem186
Admin
Admin
kem186


Nam
Tổng số bài gửi : 577
Xuân xanh : 31
Đến từ : đường chân trời
Sở thích : girl and IT
Châm ngôn sống : Looking Back, Moving Ahead
Registration date : 26/02/2008
Thanked : 9

bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu   bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeSun Mar 23, 2008 7:21 am

nếu các bạn không muốn xem trên forum thi` có thê tải về nha` theo link sau E67 http://www.mediafire.com/?lmjmtm1eoj5
Về Đầu Trang Go down
https://tn25.forumvi.com
thanhhang
Binh nhì
Binh nhì



Tổng số bài gửi : 17
Xuân xanh : 32
Registration date : 13/03/2008
Thanked : 0

bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu   bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeFri Mar 28, 2008 6:49 pm

ĐÚNG LÀ KHÔNG AI TÂM LÝ BẰNG BÁC ADMIN NHÀ MÌNH. CÁM ƠN BÁC NHIỀU 3w 3w 3w 3w
Về Đầu Trang Go down
be_den_nhat_lop
Trung uý
Trung uý
be_den_nhat_lop


Tổng số bài gửi : 198
Xuân xanh : 31
Đến từ : nha` tui
Sở thích : nham' bie^n? troi` bao~, spam
Registration date : 25/03/2008
Thanked : 9

bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu   bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitimeSat Mar 29, 2008 7:32 pm

du nhiu` tai` lie^u. nhu*ng em cung~ lam` bai` ko du*o*c. la` sao? ERUTYEU ERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEUERUTYEU
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu   bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
bài tập làm văm số 6 các nan vao đây để lay tài liệu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: kinh nghiệm học tập của teen :: Box các môn tự nhiên Toán, lý, hóa-
Chuyển đến